Đặc điểm cây hoa hồng đào cổ
Cây hoa hồng đào cổ còn được biết đến với một số tên gọi hồng Pháp, hồng phấn tuy nhiên các tên gọi này cũng không được phổ biến.
Hồng đào thuộc loại hồng bụi, thân gỗ, sống lâu năm, cây cao khoảng 0,5-2m, bề rộng tán khoảng 1-2m.
Lá hồng đào hình bầu dục trông khá tròn trĩnh nhưng đầu hơi nhọn hơn so với các giống hồng khác. Lá màu xanh đậm, viền lá răng cưa dầy, ngắn. Hoa hồng đào có màu hồng phấn dịu nhẹ, càng về rìa cánh và càng xa tâm sắc hồng giảm dần tạo vẻ đẹp mong manh lãng mạn. Hồng đào có số lớp cánh khá nhiều đạt tới 30-40 lớp, mỗi cánh hoa mềm mịn, mỏng manh, bóng đẹp như đôi má đào của nàng thiếu nữ. Rìa cánh uốn lượn mềm mại như lớp sóng. Tổng thể bông hoa tròn xinh mang vẻ đẹp cổ điển rất đáng yêu. Hoa có đường kính trung bình đạt 5-10 cm, hoa khá bền đạt khoảng 3-4 ngày, mỗi tuần độ lặp hoa đạt 4-5 lứa.
Không chỉ đẹp hồng đào có hương thơm cổ điển dịu dàng. Cây lại sai hoa, hoa nở liên tục nhiều lần trong năm, mùa hè kích thước hoa nhỏ hơn khi thời tiết mát.
Hồng đào sống bền bỉ đạt tới 50-60 năm.
Lợi ích và ứng dụng cây hoa hồng đào cổ
Vẻ đẹp dịu dàng, lãng mạn và sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của hồng đào khiến cây rất được ưa thích trồng, trang trí ở nhiều nơi.
– Hồng đào được trồng chậu trưng ở ban công, sân vườn, lối ra vào, hiên nhà…. mang đến vẻ đẹp tươi tắn cho ngôi nhà. Hương thơm thanh thoát của cây còn lan tỏa khắp không gian. Những cây hồng đào cổ , gốc to, có dáng thế trồng chậu ở sân vườn biệt thự thực sự là điểm nhấn thu hút.
Hồng đào ra hoa quanh năm và hoa rất thơm
– Nếu bạn muốn khu vườn, khuôn viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng… của mình trở lên lãng mạn thì hãy nhanh tay trồng hồng đào nhé!
– Hồng đào còn được trồng thành hàng rào, ven bờ tường vừa bảo vệ vừa tô điểm cho ngôi nhà.
– Hồng đào được chiết suất nước hoa, hương liệu thiên nhiên, sữa tắm, mỹ phẩm.
– Khi dùng cánh hoa hấp với mật ong, lá hẹ, húng chanh sẽ chữa ho cho trẻ.
Cách trồng chăm sóc cây hoa hồng đào cổ
– Ánh sáng: Ánh sáng rất quan trọng bởi nó tác động đến các yếu tố liên quan như độ ẩm, nhiệt độ. Hồng đào ưa nắng, sáng, nắng nhiều hoa sẽ đậm màu và thơm hơn. Khi trồng hồng đào cần chú ý những nơi có ánh nắng chiếu ít nhất 6h/ngày.
– Nhiệt độ: Hồng đào ưa mát, tuy nhiên cây cũng chịu được biên độ nhiệt khá lớn. Nhiệt độ ưa thích của hồng đào từ 10-30oC. Nhiệt độ ban đêm tác động lớn đến hồng đào giúp cây lớn nhanh và sai hoa.
Hồng đào cổ giống hoa hồng cổ bản địa hợp với khí hậu Việt Nam
– Độ ẩm: Cây hoa hồng đào ưa ẩm trung bình.
– Đất trồng: Loại đất ưa thích của cây gồm đất thịt pha lẫn nhiều xơ dừa, trấu hun, đảm bảo sự tơi xốp, thoát nước và giàu dinh dưỡng cho cây. pH thích hợp nhất là khoảng 6.5.
– Tưới nước: Hồng đào nhiều lá, nhiều hoa nên cần bổ sung nước đầy đủ để cây phát triển tốt. Chú ý lượng nước vừa đủ, tránh úng ngập, tránh tưới quá nhiều và thường xuyên. Quan sát thấy mặt đất hơi se khô ta bắt đầu tưới.
– Bón phân: Khi trồng ta nên bón lót bằng phân hữu cơ hoặc NPK . Sau đó hàng tháng bón thúc bằng phân NPK pha loãng.
– Sâu bệnh thường gặp: nhện đỏ, rệp, phấn trắng, sương mai, virut…
Nhân giống hồng đào là giống hồng bụi chủ yếu được nhân giống bằng giâm cành, chiết, ghép mắt. Giâm cành là hiệu quả nhất.